Nét đẹp Sài Gòn : Hòn Ngọc Viễn Đông

#Nét đẹp Sài Gòn : Hòn Ngọc Viễn Đông

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông (“la perle de l’Extrême-Orient”) hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông (“le petit Paris de l’Extrême-Orient”) trong số các thuộc địa của Pháp.Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là “hòn ngọc trên vương miện của Nữ Hoàng Anh”, vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.

Tuy được Pháp gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông”, nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn,Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.

#Chợ Bến Thành Xưa

Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò, dê đi lang thang ăn cỏ”.

Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.

#Sau Thế Chiến thứ nhất

Sau Thế Chiến thứ nhất, kiến trúc sư He’brerd được mời sang Đông Dương chỉnh lý lại các dự án quy hoạch Sài Gòn. Ông đề ra hướng phát triển công nghiệp và xuất khẩu cho Sài Gòn, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật hạ tầng, củng cố thêm phố thị Khánh Hội và Nhà Bè. Nhưng kế hoạch bất thành do thiếu ngân sách.

Xem bài viết khác

Sài Gòn ngày nay vẫn luôn giữ được những nét đẹp cổ kính trong lối kiến trúc hiện đại đan xen nhau. Cùng với đó đời sống tinh thần của người dân Sài Gòn cũng được nâng cao và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới.

Chính điều này đã làm cho #Sài Gòn ngày nay càng trở lên thân thiện và đẹp đẽ trong con mắt của bạn bè quốc tế